XtGem Forum catalog
wap truyen, wap doc truyen, truyen hay

Wap đọc truyện teen, đọc truyện hay nhất

home| Truyện Teen| Truyện 18+
Bây Giờ 21:09,Ngày 25/12/24
new Các Bạn Truy Cập Wap theo Tên Miền KenhDocTruyen.Com Nếu thấy trang wap này hay, bạn hãy luôn giới thiệu chia sẻ đến mọi người nhá. Kenhdoctruyen.com là trang đọc truyện online và hàng ngàn truyện teen hay luôn được cập nhật và chờ đón các bạn đọc.
>

Anh Sẽ Cưới Em Thêm Nhiều Lần Nữa

» Thể loại: Truyện Ngôn Tình
» Lượt xem: 16711 Views



Chỉ thấy mình nhạt đắng.

Chỉ thấy từng ngày đi qua vô nghĩa.

Chỉ thấy rơi rụng dần những mùa hoa.

Chỉ thấy ngày đang chết.

Lấp đầy cho bố bằng chính con nhé!

Lấp đầy cho bố bằng gia đình nhỏ của mình.

Lấp đầy ngày bằng buổi chiều về nhà có con vẫy chào bố.

Lấp đầy đêm bằng tiếng thở nhẹ của con.

Lấp đầy nụ cười của bố bằng cái tít mắt đùa nhắng nhít của con.

Cho bố ôm con vào lòng, Pi ơi!


Sợ



Ngày bé, ai bế Pi cũng theo. Còn bây giờ, đôi khi bố bế cũng lắc đầu. Luôn miệng kêu: Không! Không! Thậm chí kêu: Sợ quá! Và khóc váng lên. Tất nhiên, trong 10 bận thì có đến sáu bận là làm nũng. Nhưng bố đã thấy Pi bắt đầu biết sợ.

Biết sợ! Đó là một cảm giác đương nhiên xảy ra khi ta bắt đầu có tri thức nhất định. Đầu tiên là sợ người lạ, sợ đau, sợ mắng... Những nỗi sợ thuần cảm tính.

Nhưng rồi càng lớn lên, phạm vi sợ càng bị tăng lên.

Con sẽ sợ những hình phạt khi con làm sai.

Con sẽ sợ làm cho ai đó buồn.

Con sẽ sợ mất đi những quyền lợi riêng.

Con sẽ sợ khi con bắt đầu lớn!

Càng sống lâu càng biết nhiều thì lại càng sợ nhiều.

Sợ người khác vượt qua mình.

Sợ những điều lạ lẫm, khác biệt với những gì mình vẫn thường thấy, thường tin.

Sợ thua cuộc.

Sợ quyền lực.

Sợ cả chính bản thân mình nếu như mình tụt hậu.

Và cứ thế chẳng biết đến bao giờ nữa!

Chiến thắng nỗi sợ không khó. Nhưng chẳng ai dám (muốn) làm. Vì những nỗi sợ ấy xuất phát từ những khu vực nhạy cảm.

Để chiến thắng nỗi sợ, con cần phải khỏe mạnh, thông hiểu nhiều hơn. Và quan trọng nhất, con thẳng thắn, minh bạch.

Dưới ánh nắng mặt trời, không có gì là không làm được cả.


Thương lấy lũ nhỏ



Người Việt yêu con bậc nhất nhưng nhiều khi cái yêu ấy là thứ tình yêu quái dị, yêu con kiểu cho con vào cái hộp để ngắm nghía thích thú chứ chẳng phải là yêu nữa.


Không ở đâu như Việt Nam mình, trước cái cổng trường cấp 1, cấp 2 thậm chí cấp 3, các bậc phụ huynh rồng rắn đón con.

Không ở đâu như Việt Nam mình, kinh doanh đồ con nít lúc nào cũng thắng lớn.

Cha mẹ nhịn đói nhịn khát để dành tất cả cho con.

Các cuộc thi ảnh baby lúc nào cũng đầy ảnh con từ những ông bố bà mẹ nghiện con (như bố Pi).

Nhưng.

Nhưng cũng không ở đâu như Việt Nam, những đứa trẻ luôn chậm trưởng thành bởi tình yêu của bố mẹ chúng đã ngăn cản sự trưởng thành của chúng.

Tôi biết có nhiều đứa trẻ được sống trong lồng.

Cái lồng ấy có khi là căn nhà lộng lẫy với một bầy ôsin.

Cái lồng ấy có khi là sự lo lắng quá độ của các bậc cha mẹ.

Từ chuyên môn sữa cho con cũng phải chọn loại sữa xịn nhất.

Tới chuyện không cho con chơi nghịch bẩn.

Đứa trẻ cứ lớn lên trong một cái lồng được các bậc cha mẹ khử trùng tuyệt đối.

Nâng niu.

Gìn giữ.

Thậm chí hóa hổ dữ nếu như ai đó chê con mình.

Tốt chứ!

Có ai bảo không tốt đâu?

Có những bà mẹ còn lấy thước đo Tây để áp dụng cho con mình với mong muốn nó tốt nhất.

Những đứa trẻ được đưa vào lồng, cha mẹ chúng khử trùng cho chúng bằng tất cả những gì họ có.

Như chính bản thân tôi khi bé, bố mẹ tôi nhịn ăn để cho tôi được điều kiện tốt nhất.

Người Việt thương con có thể nói là bậc nhất.

Nhưng tình yêu đó nhiều khi cũng quái dị.

Rất quái dị.

Như vì muốn con mình được quan tâm săn sóc, các ông bố, bà mẹ đút tiền cho giáo viên.

Ai cũng bảo: Các cô giáo bây giờ là thế!

Cả xã hội này đều thế.

Nên nếu con mình không được như thế, con mình sẽ thành quái thai trong mắt cô giáo.

Có một người bạn bảo tôi: Phụ huynh, chính phụ huynh vì con cái của mình, muốn con cái của mình được tốt hơn con cái người khác nên đã làm hư các cô giáo.

Nhưng.

Nhưng khi tôi phản kháng lại, rằng: Nếu cô giáo tử tế, sao cô không từ chối thẳng thừng đi?

Bạn tôi bảo: Cô giáo mà từ chối, bố mẹ học sinh còn lo hơn.

Quả thực, là cha mẹ, nếu đưa tiền cho cô giáo mà cô giáo không nhận, chắc chắn, sẽ còn lo hơn. Sẽ nghĩ rằng “Tại sao cô giáo lại từ chối? Hay là cô chê ít?” Rồi hàng trăm câu hỏi khác nữa.

Rốt cuộc, có cung ắt có cầu.

Có người đưa tiền sẽ có người nhận và có người sẵn sàng nhận thì chắc chắn sẽ có người phải sẵn sàng chung chi.

Lại một câu chuyện khác, trong cuộc họp phụ huynh nọ, các phụ huynh xin cô giáo ít phút để trao đổi với bác. Bác trưởng ban phụ huynh đề nghị các phụ huynh đóng thêm tiền bồi dưỡng cô giáo (ngoài các khoản đóng cho trường). Cô giáo vẫn đi lại ngoài cửa lớp điềm nhiên như không.

Tôi bảo: Cô giáo ấy đã hết lòng tự trọng?

Bạn tôi lắc đầu: Vẫn là phụ huynh thôi. Vẫn là các bậc phụ huynh nhiều tiền nhiều tình thôi. Ai cũng muốn cô giáo chăm sóc đặc biệt hơn cho con mình. Và các bậc phụ huynh vẫn len lén nhét tiền thêm (ngoài khoản đóng chung với các phụ huynh khác) cho cô giáo. Và nó quả thực là một cuộc đua ném tiền.

Và quả thực, nếu lớp có 40 cháu, 39 cháu có bố mẹ đút tiền vào tay cô giáo, cháu thứ 40 chắc chắn sẽ thành quái thai.

Đấy là những lớp nhỏ.

Đến những lớp lớn.

Đứa trẻ mà bố mẹ không chạy chọt sẽ cảm giác mình bị ra rìa trong sự quan tâm của cô.

Tôi đã từng như vậy.

Tại sao bạn tôi, bố mẹ nó tặng cô cái này cái kia mà bố mẹ mình lại không tặng? So bì chứ!

Nhưng khi bố tôi tặng cô giáo chủ nhiệm cấp hai của tôi một bộ đỉnh đồng rất giá trị, bố tôi lúc nào cũng nhắc: Đấy, phải tặng bà ấy cái đỉnh đồng thì bà ấy mới đối xử tử tế với mày. Chứ nếu không, hơi tí sẽ bị mời phụ huynh.

Và tôi bắt đầu hình thành suy nghĩ: Xã hội này, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.

Năm ấy, tôi mới học lớp sáu.

Một đứa trẻ lớp sáu, 12 tuổi, liệu đã nên có ý nghĩ vẩn đục đó chưa?

Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái nhiều khi chẳng khác nào một cái lồng bàn khổng lồ. Nó chụp xuống đầu con cái và áp đặt đứa trẻ đó phải sống theo những gì cha mẹ chúng cho là tốt nhất.

Có bao nhiêu đứa trẻ được quyền chọn cho mình một ngôi trường nó thích?

Tất nhiên.

Tất nhiên là vẫn có những ông bố bà mẹ tâm lý.

Hiểu con và chịu khó chia sẻ với con.

Nhưng.

Phần đông vẫn là một giọng ra lệnh.

Tất cả những gì cha mẹ nói đều là đúng hết.

Kể cả cha mẹ có sai thì cũng không được nhắc lại cái sai của cha mẹ. Như thế là bất hiếu. Áo mặc qua sao khỏi đầu?

Vừa rồi, có nhiều vụ trẻ em tự tử.

Hầu hết những vụ đó, dù nguyên do bắt đầu từ đâu thì lý do ẩn sâu trong đó cũng là sự thiếu trò chuyện, đối thoại với con cái từ các bậc cha mẹ.

Nếu các bậc cha mẹ chịu dành ra mỗi ngày vài giờ nhất định để đối thoại với con cái, chắc chắn, họ sẽ hiểu và kiểm soát được những thay đổi trong tâm lý của con.

Nếu bậc cha mẹ nào bảo không hiểu nổi con mình thì tất cả là do ho họ chỉ biết đứng ở vị trí làm cha, làm mẹ mà quên cách làm bạn với con mình.

Làm bạn với con có nghĩa là hãy san bằng vị trí của mình đi, chấp nhận sự đúng sai trên lý luận và đối thoại chứ không phải trên cương vị cha mẹ với con cái.

Làm bạn với con có nghĩa là bình đẳng, dân chủ và minh bạch với con mình.

Làm bạn với con có nghĩa là dùng sự chân thành, tin tưởng chứ không phải bằng sự hy sinh, yêu thương hay bảo ban, dạy dỗ.

Làm bạn với con có nghĩa là đừng sợ hãi, đừng tá hỏa lên, đừng giận dữ, đừng bực bội... Hãy thoải mái và chơi đẹp.

Làm bạn với con có nghĩa là đừng sợ bẩn quần áo, đừng sợ mình ngần này tuổi rồi mà còn thế này thế kia... Đừng ngại ngần, hãy chịu chơi. (Cùng lắm là chơi chịu, hẹn con lần khác sẽ trả nợ.)

Có bao nhiêu bậc cha mẹ có thể làm bạn với con đúng nghĩa?

Những nguyên tắc làm cha mẹ khi xưa các cụ dạy là không sai, nhưng chưa đủ. Càng về sau, đứa con càng đòi hỏi ở cha mẹ chúng nhiều hơn thế hệ trước. Càng không thể đem cách dạy con của cha mẹ mình dành cho con mình. Vì bạn khác, con bạn khác. Bạn có thể thích được phục tùng, bạn có thể khoái cha mẹ bạn vì cha mẹ bạn biết làm ảo thuật nhưng con bạn thì chưa chắc. Nhưng cũng phải học cái cách dạy con sai lầm của cha mẹ mình để tránh lặp lạ với con.

Nếu bạn đã từng bị cha mẹ áp đặt bạn phải làm thế này hay phải làm thế kia thì đừng bao giờ bắt con bạn phải như vậy. Dù bạn có thể bây giờ tốt hơn nhờ biết nghe lời cha mẹ song con bạn chắc gì đã như bạn? Trước khi nó thấy điều đó là tốt, bạn đã mất nó.

Nghiêm khắc. Tôi biết có những cách dạy con bằng sự nghiêm khắc. Điều đó cũng không sai. Sự nghiêm khắc sẽ giúp đứa trẻ lớn lên ngoan ngoãn và biết nghe lời. Song, sự nghiêm khắc nếu không chừng mực sẽ khiến đứa con mất đi chỗ dựa mỗi khi nó gặp chuyện rắc rối. Nó sẽ sợ hãi mà không người chịu tâm sự với bố mẹ. Nó sẽ lo lắng vì những điều nó làm sẽ bi bố mẹ trừng phạt. Thay vì nó thú nhận với cha mẹ, nó sẽ nói dối....
« Trước1...2122232425Sau »

* Tải game 18+ Hót nhất

Bình Luận Bài Viết




Tìm Kiếm
bạn đang xem Anh Sẽ Cưới Em Thêm Nhiều Lần Nữa bạn có thể xem thêm anh se cuoi em them nhieu lan nuaanh se cuoi em them nhieu lan nua còn nữa nè

Anh Sẽ Cưới Em Thêm Nhiều Lần Nữa v2

đang cập nhật thêm

tcm
100/ 100 100 bình chọn
Lời nguyền Huyết trăng - chap 1

CHAP 1: LỜI NGUYỀN GIA TỘC: Trong sảnh chính của biệt thư Bích gia đông vô cùng. Không chỉ có những cô bác trong dòng họ...

Chọc Phải Người Đàn Ông Lưu Manh

•Chọc Phải Người Đàn Ông Lưu Manh Chọc Phải Người Đàn Ông Lưu Manh Tác giả : Converter: Ngocquynh520 Editor: TiêuKhang Tóm...

Cảnh Cáo Cô Vợ Bỏ Trốn

•Cảnh Cáo Cô Vợ Bỏ Trốn - Cảnh Cáo Cô Vợ Bỏ Trốn - Tác giả : Khải Ly, - Thể loại: Ngôn Tình, “Liên quan đến việc...

Cạm Bẫy Của Ái Thê

•Cạm Bẫy Của Ái Thê - Cạm Bẫy Của Ái Thê - Tác giả : Mễ Nhạc, - Thể loại: Ngôn Tình, Tóm tắt truyện: Hắn từ nhỏ...

Bà Xã, Theo Anh Về Nhà Đi phần 2

•Truyện Gia Đình: Bà Xã, Theo Anh Về Nhà Đi phần2 Nguồn: ex04pro..wap.sh Tôi muốn ly hôn (1) “Giang Ly, tôi cuối cùng vẫn...

Bà Xã, Theo Anh Về Nhà Đi phần 1

•Truyện Gia Đình: Bà Xã, Theo Anh Về Nhà Đi phần1 Kết hôn chỉ đơn giản như vậy Tôi quấy quấy cốc cà phê trong tay,nhích...

123456»
tcm
100/ 100 100 bình chọn
CPU Load: 0.00047s. Bản quyền © Kênh Đọc Truyện
XtScript v2.0
Mini Version
wap doc truyen teen wap truyện